Răng khôn làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh

Không thể không quan tâm đến răng khôn vì nếu lỡ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay răng khôn mọc thăng nhưng bị sâu thì dễ gây ra nhiều phiền phức cho người sở hữu nó. Nắm rõ được những vấn đề cơ bản về chiếc răng này, bạn sẽ có được cách giải quyết phù hợp nếu răng khôn gây ra biến chứng.

Thuật ngữ răng khôn là dùng để chỉ cho những cái răng mọc trong cùng của hàm trên và hàm dưới, chúng thường xuất hiện vào độ tuổi khoảng từ 17 đến 25 tuổi và có những người sau 30 tuổi mới thấy mọc răng khôn. 


Theo các y bác sĩ y khoa, hàm răng người trưởng thành chỉ đủ chỗ cho 28 cái răng cho nên răng khôn luôn tìm kiếm những con đường khác ra đời để con người không bao giờ lãng quên chúng. Hầu hết răng khôn thường mọc lệch, mọc ngược vào trong hoặc mọc ngầm bởi vì những răng khác trong độ tuổi mọc răng khôn đều đã ổn định, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên khiến chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng hay các phản ứng xấu khác. Vậy trường hợp nào nên nhổ răng, răng khôn có nên nhổ hay nên giữ lại?

Răng khôn làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh

Do thường không còn đủ chỗ (cung hàm ngắn, răng khôn mọc muộn) nên răng khôn thường có khuynh hướng mọc đâm sang răng bên cạnh khiến các chiếc răng khác bị lung lay, sâu răng và có khả năng bị tiêu hủy hoặc rụng răng. Trường hợp này thường khiến chúng ta bị đau đớn dữ dội ở vùng răng trong cùng, gây ra sự khó chịu do bản thân răng khôn mọc khi nướu và xương hàm đã cứng cáp đồng thời mọc sai thế gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh làm cơn đau răng luôn ở mức độ khủng khiếp. Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị có thể gây đến nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khác ngoài khoang miệng như mũi, tai… gây nguy hiểm đến sức khỏe.


Một vài trường hợp, răng khôn sẽ mọc kẹt đẩy các răng khác về phía trước. Một răng khôn có khả năng xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh cuối cùng những răng cửa sẽ chen chúc nhau khiến hủy hoại cấu trúc của hàm răng, răng không còn mọc đều và đẹp như vốn có.

Một số trường hợp răng khôn không mọc, chúng sẽ phải mọc ngầm dưới nướu và có khả năng đâm vào chân răng số 7 phía trước và làm thủng chân răng này. Khi nhổ răng khôn, các bạn buộc phải chữa trị tủy của răng số 7 nếu răng bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng.

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget